Nhà tuyển dụng doanh nghiệp muốn thấy gì ở CV xin việc?

Ở kinh nghiệm làm việc, bạn phải đưa ra được những “bằng chứng” thuyết phục rằng bạn là một ứng viên phù hợp

1. Hình thức trình bày chuyên nghiệp, ấn tượng

Sự thật là, không có nhà tuyển dụng nào sẽ đọc thật kỹ từng câu từng chữ trong hồ sơ ứng viên ngay lần đầu tiên. Bạn có thể biến hóa mọi thứ thuộc về mình cho khác lạ và độc đáo hơn, bạn cũng có thể phá bỏ khuôn mẫu sẵn có, thử thêm vào CV xin việc một chút “điên rồ”, thay đổi hình thức truyền thống… bất cứ điều gì bạn muốn, nhưng hãy nhớ, những biến đổi của bạn cũng phải phù hợp với tính chất ngành nghề, công việc, phù hợp với quan điểm của nhà tuyển dụng nữa.


Dù CV của bạn đơn giản hay tràn ngập sắc màu, thì cũng tuyệt đối tuân thủ theo nguyên tắc rõ ràng – dễ hiểu. Chẳng có nhà tuyển dụng nào muốn dành thời gian của họ để ngồi nghiên cứu một CV lằng nhằng, phức tạp, đánh đố đâu.

2. Mục tiêu cá nhân

Đây là một phần thường không quan trọng trong CV xin việc, nhưng nhà tuyển dụng cũng sẽ hay dựa vào để đánh giá bạn.

Nhà tuyển dụng cần có lý do để tiếp tục đọc phần còn lại của CV. Họ dường như ít quan tâm đến những gì bạn mong muốn trong sự nghiệp của mình. Họ muốn biết những gì bạn sẽ làm cho họ, muốn biết bạn sẽ cống hiến bao nhiêu cho họ. Những câu và cụm từ phát biếu về bản thân như: “Tìm kiếm những cơ hội thể hiện kiến thức bản thân là mục tiêu nghề nghiệp của tôi” hay “tìm kiếm một cơ hội thử thách bản thân là mục đích của tôi trong thời gian tới”… chỉ khiến bạn lạc giữa cả trăm CV xin việc của các ứng viên khác mà thôi. Thay vào đó, tại sao bạn không thử đưa ra một lời khẳng định “chắc nịch” về những gì bạn sẽ làm được trong tương lai nhỉ?

3. Kinh nghiệm làm việc

Dĩ nhiên rồi. Tất cả những phần đầu, nhà tuyển dụng chỉ cần mất khoảng 5 giây để nắm thông tin, nhưng họ sẽ mất chừng 1 đến 2 phút để nghiên cứu phần này. Đây là phần quan trọng nhất trong CV xin việc, do đó trong phần này bạn phải đưa ra được những “bằng chứng” thuyết phục rằng bạn là một ứng viên phù hợp.

Ở kinh nghiệm làm việc, bạn phải đưa ra được những “bằng chứng” thuyết phục rằng bạn là một ứng viên phù hợp
Bất kể bạn tìm cách gây ấn tượng thế nào về bản CV của mình thì cũng cần phải tuân thủ một nguyên tắc: không nói khống, nói dối về khả năng của mình, bởi vì nhà tuyển dụng sẽ cực kỳ khó chịu khi phát hiện ra bạn đang cố tô vẽ bản thân. Với họ đó chẳng khác nào một sự lừa đảo và hành vi gian dối. Đó không phải là lợi thế mà sẽ là bất lợi cực kỳ lớn cho bạn nếu bạn được nhận vào làm việc.

4. Bạn có kỹ năng gì?

Sau kinh nghiệm, đây cũng là một phần quan trọng trong CV xin việc. Bạn có kinh nghiệm, nhưng để thuyết phục được nhà tuyển dụng, bạn cũng cần phải có kỹ năng phù hợp với vị trí tuyển dụng. Nhà tuyển dụng sẽ tìm kiếm ở phần này như là một nội dung trả lời cho câu hỏi: Họ sẽ nhận lại được những gì khi đầu tư vào bạn.

Nếu bạn không rõ vị trí này cần những kỹ năng gì vì mục thông tin tuyển dụng của họ cung cấp quá ít thông tin, hãy tìm kiếm ở những vị trí tuyển dụng tương tự của những công ty khác. Sau khi đã liệt kê những kỹ năng đòi hỏi từ những công việc tương tự, hãy tìm xem những kỹ năng nào bạn có thể đáp ứng. Liệt kê những kỹ năng đó theo những danh mục rõ ràng như: kỹ năng liên quan đến chuyên môn, kỹ năng giải quyết tình huống, kỹ năng giao tiếp, hợp tác…

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *