9 hành vi sai lầm khiến bạn đến giờ vẫn chưa có việc làm

Việc không chuẩn bị tìm hiểu thông tin về công ty chính là cách thể hiện bạn không chu đáo như thế nào trong công việc

1. Ảo tưởng về năng lực bản thân, nộp đơn ứng tuyển ở những vị trí vượt quá khả năng của mình về kinh nghiệm và chuyên môn

Đây là trường hợp dễ gặp nhất, đặc biệt là đối với sinh viên mới ra trường. Bạn có nhiều mơ ước, mơ ước đó thường là những công ty lớn, có danh tiếng trên thị trường. Bạn khao khát được là một thành viên của họ và cống hiến cho họ. Nộp hồ sơ và ứng tuyển vào bất cứ vị trí nào trong tổ chức đó. Tuy nhiên, thường những người trẻ lại không thể đánh giá được khả năng của mình. Bạn thật sự không biết môi trường công việc thật sự ra sao và cần những kỹ năng cần thiết gì để đáp ứng được nhu cầu của tổ chức và nhà tuyển dụng. Chính vì vậy mà, tỷ lệ rớt ngay từ vòng loại rất cao.

2. Rải hồ sơ hàng loạt, thiếu sự đầu tư nghiêm túc trong quá trình tìm việc. Nộp đơn ứng tuyển những vị trí hoàn toàn không đáp ứng về chuyên môn, kỹ năng hay kinh nghiệm

Bạn đang thất nghiệp và nhu cầu tìm việc của bạn rất cao, dẫn đến bạn lựa chọn cách rải hồ sơ hàng loạt đến các công ty khác nhau để tăng cơ hội được mời phỏng vấn cho mình. Tuy nhiên, đây cũng là cách khiến bạn không thể tìm được công việc. Rải hồ sơ hàng loạt đến nhiều vị trí nhưng bạn lại chỉ sử dụng một hồ sơ cho tất cả các vị trí đó. Đồng thời, lại không dành thời gian chăm chút bộ hồ sơ của bạn cho những vị trí khác nhau. Kinh nghiệm, chuyên môn, kỹ năng có thể phù hợp với vị trí này nhưng lại hoàn toàn trái ngược với vị trí khác.

3. Che giấu tình trạng thất nghiệp của mình với mọi người (những người có khả năng giới thiệu việc làm mới cho bạn)

Nếu bạn mở rộng mối quan hệ của mình bạn càng có khả năng tìm kiếm được việc nhanh hơn. Xấu hổ và che dấu tình trạng thất nghiệp của mình càng khiến bạn chìm sâu và trượt dài trong tình cảnh thất nghiệp. Những người bạn quen có thể giới thiệu việc làm, hoặc những người có mối quan hệ với người bạn quen cũng là một trong những mắc xích giúp bạn tìm kiếm việc làm nhanh hơn. Nếu không cho ai biết tình trạng của bạn thì cũng sẽ không ai có thể giúp bạn thoát khỏi tình trạng đó cả.

Nếu bạn mở rộng mối quan hệ của mình bạn càng có khả năng tìm kiếm được việc nhanh hơn
4. Nghi ngờ về giá trị bản thân, cũng là nguyên nhân khiến bạn thiếu tự tin trong các cuộc phỏng vấn

Thiếu tự tin là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bạn chưa tìm được công việc. Không có sự tự tin sẽ ngăn cản bạn thể hiện bản thân mình, càng chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người kém cỏi và không đủ khả năng để giải quyết công việc hoặc xử lý tình huống nếu có vấn đề xảy ra.

5. Nộp đơn ứng tuyển với một hồ sơ xin việc (CV) luộm thuộm, kém chuyên nghiệp. CV chính là hình ảnh đại diện cho bạn. CV càng chuyên nghiệp bạn càng ghi điểm với nhà tuyển dụng

Đây là lý do hiển nhiên nhà tuyển dụng sẽ loại ngày CV của bạn vị họ không có thời gian dành cho những người không chuyên nghiệp và cẩn thận trong việc xử lý CV của mình. Việc bạn chăm chút, tân trạng cho CV của mình chính là cách bạn tôn trọng công việc bạn đang ứng tuyển cũng như tôn trọng nhà tuyển dụng.

6. Thiếu sự chuẩn bị chu đáo cho mỗi cuộc phỏng vấn. Không ai tuyển một người không biết gì về công ty mà mình muốn làm việc.

Việc không chuẩn bị tìm hiểu thông tin về công ty chính là cách thể hiện bạn không chu đáo như thế nào trong công việc, càng thể hiện bạn không tân tâm vào vị trí ứng tuyển và tổ chức bạn muốn bước chân vào.

Việc không chuẩn bị tìm hiểu thông tin về công ty chính là cách thể hiện bạn không chu đáo như thế nào trong công việc
7. Quá kén chọn và thiếu thực tế. Từ chối các cơ hội việc làm để đợi chờ một công việc trong mơ. Thực tế là không có một công việc nào hoàn hảo và như ý bạn 100%

Bạn có đang rơi vào hoàn cảnh này, hãy thực tế hơn một chút vì thật sự không có công việc nào được gọi là công việc mơ ước cả. Nếu bạn cứ chờ đợi và bỏ qua nhiều cơ hội tốt cho mình bạn nên xem lại, bởi vì sự nghiệp là con đường dài hơi, nếu bạn không trải nghiệm bạn sẽ không có được đủ bề dạy kinh nghiệm để thực sự đi đến con đường mơ ước của mình. Đôi khi để đạt được cái mình muốn, bạn phải thực hiện những cái mình không muốn.

8. Nhảy việc liên tục. Trung thành là một trong những yếu tố quan trọng mà nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm ở ứng viên

Đừng quá vội vàng trong quyết định nhảy việc. Hình ảnh một ứng viên liên tục nhảy việc sẽ tạo ra sự nghi ngờ đối với nhà tuyển dụng. Bạn có phải là người trung thành hay không? Bạn có thể chịu được áp lực hay không? Bạn có phải là một người làm việc tốt?…Có rất nhiều mối nghi hoặc được đặt ra trong suy nghĩ của nhà tuyển dụng. Và đôi khi sự nghi hoặc đó khiến bạn mất đi cơ hội nhận việc mà mình mong muốn.

9. Chán nản, mất niềm tin vào bản thân, từ bỏ tìm kiếm việc làm. Công việc sẽ không tự dưng gõ cửa nhà bạn nếu bạn không chủ động tìm kiếm nó

Hành trình tìm việc rất gian nan, không có ai là dễ dàng đi đến con đường thành công mà không vất vả cả. Bạn có thể phải bương chãi, lăn lộn, thất vọng, mệt mỏi, chán chường nhưng bạn không được từ bỏ hành trình tìm việc của mình. Chỉ cần bạn nỗ lực phấn đầu, thì thành công rồi cũng sẽ đến. Người ta không sợ việc có đến đi được hay không, cái đáng sợ nhất đó là bạn dừng lại. Bỏ cuộc và dừng lại chính là thất bại!

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *