Bí quyết xây dựng networking thành công

Đưa ra mong muốn cụ thể: Nếu người nhận cảm thấy hứng thú, họ sẽ muốn biết bạn định làm gì tiếp theo. Hãy đặt câu hỏi hay đề nghị gặp gỡ ngay sau đó.

Hai tháng một lần, Levy tổ chức những bữa tiệc tối cùng những buổi trò chuyện kiểu TED-Talk tại căn hộ của mình ở New York (Mỹ). Ông là chuyên gia marketing tư vấn về hành vi khách hàng, cũng là người đam mê kết nối những nhân vật có tầm ảnh hưởng.

Mới đây, trang Business Insider đã đề nghị Levy chia sẻ bí quyết trở thành chuyên gia xây dựng mạng lưới quan hệ. Dưới đây là những bí quyết hàng đầu của ông:

1. Tôn trọng người có tầm ảnh hưởng

Cách đây vài năm, một tiền bối mà Levy kính trọng đã nói với ông: “Yếu tố căn bản để xác định chất lượng cuộc sống của một người nằm ở những người xung quanh họ và giá trị của những câu chuyện mà họ chia sẻ”. Chính câu nói đó đã truyền cảm hứng để Levy tạo ra Influencers.

Ông cho biết, để quen biết nhiều chuyên gia và doanh nhân thành công, trước tiên bạn cần hiểu và tôn trọng cuộc sống của họ. Đó là những người hết sức bận rộn và đặt ra nhiều yêu cầu cao cho mối quan hệ. Hãy thể hiện sự tôn trọng thông qua những giá trị sẻ chia mà bạn mang lại cho họ.

“Hãy bắt đầu bằng suy nghĩ: Tôi có thể cho họ sự khác biệt nào xứng đáng với thời gian họ dành cho mình?”, Levy chia sẻ.

2. Giúp đỡ không mong đáp đền

Hãy học cách giúp đỡ người khác mà không mong họ báo đáp, ít nhất là ngay tại thời điểm đó. Suy nghĩ đó sẽ giúp bạn nuôi dưỡng mối quan hệ bền vững.

3. Tạo kỷ niệm

Rahzel, huyền thoại beatboxing, và là một thành viên của mạng lưới Influencers, đã bày tỏ sự ngạc nhiên trước khả năng ghi nhớ của Levy. “Anh ấy có thể nhớ chính xác tên người, địa điểm và thời gian mà hai người từng gặp gỡ”, ông nói với Business Insider.

Chuyên gia chia sẻ bí quyết xây dựng networkingLevy chụp ảnh người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng Bill Bye cùng các khách mời tại một bữa tiệc của Influencers

Nói về điều này, Levy tiết lộ một thủ thuật đơn giản. “Phần lớn trí nhớ con người được ghi nhớ dựa trên sự mới mẻ. Nếu muốn kết nối với ai đó, tôi sẽ cố gắng tạo một vài khoảnh khắc đáng nhớ với họ”.

4. Có màn chào hỏi thú vị

Khi được hỏi làm thế nào để giới thiệu bản thân ấn tượng, Levy chia sẻ anh thường pha chút hài hước vào câu nói và hạn chế khoe khoang thành tích bản thân.

“Cách này vừa giúp tôi tránh những điều khó nói vừa có thể thu hút đối phương. Ví dụ, tôi nói với họ rằng tôi dành phần lớn cuộc đời để thuyết phục người khác nấu bữa tối cho mình – điều vốn là sự thật”, Levy cười nói.

Lợi ích của một cuộc trò chuyện thú vị là giúp bạn dễ kết nối với người khác, ông nhận định.

Ngoài ra, trở nên hài hước cũng là một “lối thoát” trong trường hợp bạn không muốn bàn về một chủ đề nào đó. Ví dụ, Levy có nhiều vị khách nổi tiếng không muốn người khác nhắc đến công việc của họ trong bữa tiệc. Để làm điều này, họ thường xuất hiện với màn chào hỏi thú vị hoặc pha trò trong bữa tiệc nhằm khiến đối phương tạm quên đi công việc của họ.

5. Tránh xa những người tiêu cực

“Về cơ bản, tôi không cho phép Influencers bị ‘đầu độc’ bởi người tiêu cực. Một phần bởi những điều tiêu cực rất dễ lây lan trong cộng đồng”, Levy nói.

6. Đừng ngại biến mình thành kẻ ngốc

Chuyên gia chia sẻ bí quyết xây dựng networkingHình ảnh vui nhộn trong một bữa tiệc được tổ chức tại căn hộ của Levy

Đừng ngại biến mình thành kẻ ngốc trước những người quyền lực. Theo thời gian, người không ngại xấu hổ trước người khác sẽ sớm thành công và thăng tiến, giống như tỷ phú Richard Branson, Levy nhận định.

Thực tế, không phải lúc nào sự xuất hiện của bạn cũng gây ấn tượng hoặc hài hước như đã định, nhưng đừng vì thế mà hổ thẹn. Hãy ghi nhớ những lần thất bại đó và làm tốt hơn trong lần tới.

Bản thân Levy cũng thường tự biến mình thành kẻ ngốc để xem phản ứng của người khác, từ đó anh thay đổi cách giao tiếp sao cho phù hợp với họ.

7. Đừng áp đặt suy nghĩ của bản thân lên người khác

“Một trong những sai lầm cơ bản mà tôi mắc phải lúc đầu là nghĩ rằng ai cũng thích thứ mà mình thích”, Levy nói. Dù đảm nhận vai trò là chủ nhà hay khách mời, thì bạn đừng quá kỳ vọng vào việc mọi người sẽ cư xử theo cách bạn mong muốn.

8. Không phải ai cũng thích bạn, và đó là chuyện bình thường

“Bất kể làm gì hay nói gì, luôn có những người không thích bạn và điều đó nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn”, Levy chia sẻ.

Nói như thế không có nghĩa là bạn nên nói ít lại hay chạy theo đáp ứng yêu cầu của người khác. Hãy tập trung vào mục đích sau cùng của mình. Nếu đồng nghiệp hay người mà bạn quý mến nói không thích bạn (ngay cả khi bạn đã cố gắng hết sức để khiến họ thích mình), thì đơn giản là hãy bỏ qua chuyện đó và dành thời gian cho người khác xứng đáng hơn.

9. Hãy mở lòng

Đừng để mục tiêu trở thành người có nhiều mối quan hệ khiến bạn căng thẳng. Bạn chỉ cần làm mọi điều có thể để kết nối với những người thú vị lại với nhau. Tuy nhiên, Levy khuyên đừng lãng phí thời gian với những người có tính cách không phù hợp với tiêu chí bạn đặt ra.

10. Kết bạn với trợ lý

Những người bận rộn luôn có trợ lý để theo dõi email, sắp xếp lịch trình và nhận điện thoại. Do đó, để tạo mối quan hệ với người bận rộn, bạn nên làm quen với trợ lý để có tên trong lịch hẹn của họ sau này.

Levy chia sẻ, nếu có ai đó cho ông thông tin liên lạc cá nhân sau lần đầu gặp gỡ, điều trước tiên ông sẽ làm là thử liên lạc trực tiếp với họ. Nếu họ không trả lời, ông sẽ thử lại lần nữa với người trợ lý.

Chuyên gia chia sẻ bí quyết xây dựng networkingDù không là một tỷ phú hay bậc thầy quảng cáo, nhưng Jon Levy đã xây dựng thành công Influencers

“Hãy gạt bỏ cái tôi”, ông khuyên. Đừng cảm thấy bị xem thường nếu bạn phải thông qua trợ lý mới gặp được ai đó.

11. Học cách viết email

Nhiều khả năng email làm quen của bạn bị vứt vào sọt rác hoặc rơi vào quên lãng. Do đó, hãy học cách viết email để tăng cơ hội được trả lời. Dưới đây là những bí quyết của Levy:

– Đừng biến mình thành nhân viên bán hàng: Đừng cố thuyết phục bất cứ điều gì trong thông điệp của mình. Hãy viết ra những điều thật tâm của bạn, ví dụ: Tôi nghĩ những điều anh làm thực sự tuyệt vời, và tôi muốn cùng ngồi với anh để nói về những dự định anh đang ấp ủ,…

– Càng ngắn gọn càng tốt: Khi Levy gửi mail đến một người bận rộn, ông luôn giữ nội dung ngắn gọn chỉ trong vài câu, cắt bỏ những ý thừa thãi. Nếu gửi mail đến một CEO, Levy sẽ giới hạn thông điệp xuống chỉ còn 3-5 câu kèm một vài đường link để người nhận có thể click vào nếu muốn hiểu thêm về ông và Influencers.

– Đưa ra mong muốn cụ thể: Nếu người nhận cảm thấy hứng thú, họ sẽ muốn biết bạn định làm gì tiếp theo. Hãy đặt câu hỏi hay đề nghị gặp gỡ ngay sau đó.

Ngoài những điều trên, bạn cũng nên đặt tiêu đề email thu hút. Nếu mối quan hệ bạn đang có do một người thứ ba giới thiệu, hãy nhắc tên họ trong dòng tiêu đề email. Điều này còn giúp đối phương dễ cân nhắc nên đọc email của bạn hay lờ đi.

12. Theo dõi

Nếu đã gặp gỡ trực tiếp nhau, bạn nên sớm theo dõi (follow) đối phương trên các mạng xã hội hoặc đăng ký theo dõi email ngay sau đó (chậm nhất là ngày hôm sau). Hành động này thể hiện bạn muốn giữ liên lạc với họ, đồng thời giúp họ có ấn tượng sâu sắc về bạn hơn.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *