Bằng cấp “đầy mình” vẫn thất nghiệp, nguyên nhân do đâu?

Cũng theo chuyên gia, trong điều kiện Việt Nam thỏa thuận với cộng đồng kinh tế ASEAN về việc dịch chuyển tự do nguồn lao động có kỹ năng trong một số

Lâu nay ở Việt Nam chúng ta vẫn thường nói đến tình trạng nguồn nhân lực dồi dào nhưng chất lượng chưa cao, tỷ lệ được đào tạo thấp, tính kỷ luật hạn chế ở lực lượng lao động Việt Nam.

Có người nói là Việt Nam thừa thầy thiếu thợ, nhưng theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, Việt Nam thiếu nghiêm trọng cả thầy lẫn thợ. “Chúng ta thiếu cả những lao động có trình độ bậc cao cũng như những lao động ở trình độ bậc thấp hơn. Nghịch lý như năm nay, Việt Nam có tới 187.000 người có bằng cử nhân trở lên không kiếm được việc làm. Điều này cho thấy, chất lượng của ngay cả nguồn nhân lực được coi là cao ở Việt Nam cũng còn có những chỗ hạn chế như thế nào”, chuyên gia chia sẻ.

Theo bà Lan, tỷ lệ sinh viên ra trường còn cao là do chưa đáp ứng được yêu cầu của những người muốn tuyển dụng. Nhìn chung, hệ thống giáo dục đào tạo của Việt Nam rất cần gắn với nhu cầu của thị trường lao động. Và bản thân mỗi người muốn có việc làm hay muốn xin việc ở đâu đó cũng rất cần biết người ta đòi hỏi những gì ở mình.

“Tại các doanh nghiệp, nhìn chung người ta rất thực tế. Họ không chỉ nhìn vào bằng cấp của bạn, mà thông qua phỏng vấn và các phương pháp tuyển dụng, họ đo xem bạn có đáp ứng được yêu cầu của họ hay không để quyết định tuyển dụng bạn hay không và sử dụng bạn như thế nào”, bà Lan nói.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan.

Cũng theo chuyên gia, trong điều kiện Việt Nam thỏa thuận với cộng đồng kinh tế ASEAN về việc dịch chuyển tự do nguồn lao động có kỹ năng trong một số ngành nghề thì người Việt Nam trong các ngành nghề đó rất cần quan tâm tới chuẩn ASEAN của các ngành nghề này để tự đánh giá mình cho hợp lý. Nhìn chung, hội nhập và TPP có thể tạo những cơ hội việc làm mới và rộng lớn cho đông đảo người lao động Việt Nam.

Dự báo thời gian cuối năm, nhu cầu lao động trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ tăng. Luật việc làm có hiệu lực sẽ tạo khung pháp lý để thị trường lao động hội nhập sâu rộng vào các nước trong khu vực và quốc tế. Cuối năm nay, Việt Nam sẽ gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN, cơ hội việc làm sẽ đến nhiều hơn với lao động.

Trước mắt, có 8 ngành nghề lao động trong các nước ASEAN được tự do di chuyển thông qua các thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương, bao gồm: kế toán, kiến trúc sư, nha sĩ, bác sĩ, kỹ sư, y tá, vận chuyển và nhân viên du lịch.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *