Nghệ thuật thú vị giúp giữ chân người muốn nhảy việc

Nếu người tài của bạn không phải là một người “ưa bay nhảy” thì việc sếp có thể giữ chân họ là điều hoàn toàn có thể. Hãy tạo cho nhân viên của bạn những

Vậy, bạn cần phải làm gì để tránh trường hợp nhân viên giỏi của mình nhảy việc? Đâu là biện pháp tốt nhất ?

Những triệu chứng của dấu hiệu muốn nhảy việc

Một số dấu hiệu thường thấy của những nhân viên muốn nghỉ việc đó là họ thường xuyên xin nghỉ việc (để đi phỏng vấn nơi khác), yêu cầu tăng lương (nếu mức lương không cao hơn họ sẽ từ bỏ công ty)…

Là người lãnh đạo, bạn nên nắm chắc tình trạng nhân viên của mình vì nếu có những tình trạng này, bạn cần phải biết rằng người tài của tổ chức đang lung lay vì một nơi làm việc lý tưởng mới và họ dường như đã ra quyết định cho sự lựa chọn của mình. Nếu bạn ngăn chặn những tình trạng này sớm hơn thì có lẽ sẽ dễ dàng giữ lấy chân nhân tài hơn. Yêu cầu cốt lõi vẫn là hãy luôn luôn quan tâm, theo dõi và tạo mọi điều kiện, môi trường làm việc và phát triển tốt nhất cho nhân tài. Động viên – tăng lương – đề bạt… có lẽ đây là những cách rất phổ biến nhưng nó lại không có tác dụng lâu dài. Cần phải tìm hiểu sâu hơn cốt lõi của nguyên nhân nhân tài của bạn có những biểu hiện này để đánh đâu thắng đó.

Phòng bệnh hiệu quả

Nếu người tài của bạn không phải là một người “ưa bay nhảy” thì việc sếp có thể giữ chân họ là điều hoàn toàn có thể. Hãy tạo cho nhân viên của bạn những công việc đa dạng khác nhau. Nếu họ đã làm tốt những công việc thường ngày thì đừng quên tạo ra những công việc đa dạng hơn, thách thử họ cả về năng lực và sự cố gắng. Đối với những người tài, điều làm họ thích thú nhất chính là được làm việc ở môi trường đầy thử thách để họ có điều kiện phát triển cá nhân. Đừng dồn ép và bó hẹp người tài trong một khuôn khổ nhất định. Luân chuyển công việc một cách hợp lý sẽ làm cho nhân viên không cảm thấy nhàm chán với công việc nữa và tại cho họ cơ hội để thể hiện năng lực của mình.

Những nhiệm vụ khó khăn và phức tạp không bao giờ là những nhiệm vụ làm chùn bước của những người có tài thực thụ. Chính điều này sẽ khích lệ tinh thần làm việc ngày càng cao của nhân viên và phát triển toàn diện năng lực của họ.

Một trong những vấn đề quan trọng đó là bạn cần phải hiểu được những nguyện vọng của nhân viên. Đừng quên lấy ý kiến đánh giá của nhân viên thường xuyên để có thể cải thiện và điều chỉnh các chính sách công ty sao cho phù hợp nhất. Một trong những chiêu thức quản lý nhân viên đó chính là xem nhân viên như chính những khách hàng của mình. Nếu bạn xem nhân viên là thượng đế thì nhân viên của bạn cũng sẽ hết mực xem khách hàng là thượng đế. Do đó, đối đãi tốt với nhân viên không bao giờ là chính sách thừa thải. Các cuộc khảo sát nên do cách dịch vụ bên ngoài thực hiện để đảm báo tính bảo mật, giúp cho nhân viện cảm thấy được an tâm khi thể hiện ý kiến của mình.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *